Máy sấy quần áo có khả năng diệt vi khuẩn và làm sạch quần áo sau khi giặt nhưng bản thân chúng lại không thể tự làm sạch. Vì vậy, khi máy gặp tình trạng mùi hôi trước tiên bạn nên kiểm tra xem nguyên nhân tại sao máy lại bị như vậy.
Nguyên nhân đầu tiên khiến máy sấy bị mùi hôi là do máy lâu ngày không được sử dụng. Người tiêu dùng Việt vẫn chưa thực sự quen mới việc sử dụng máy sấy quần áo thường xuyên mà chỉ dùng chúng khi trời mưa hoặc quá lạnh. Lý do là vì dùng máy sấy tốn điện, thêm chi phí mà trong khi thời tiết nắng nóng, máy giặt cũng đã vắt khá khô quần áo rồi nên việc sử dụng máy sấy quần áo được hạn chế. Việc lâu ngày không khởi động máy cũng khiến máy bị mùi hôi khi dùng lại.
Do đường nước thải trong đường ống: Loại máy sấy quần áo dạng giống máy giặt hoặc máy giặt kèm sấy đều có hệ thống thoát nước thải riêng. Khi nước thải không thoát hết mà vẫn còn giữ lại trong ống dẫn đến mùi hôi bạn ngửi thấy. Nhiều khi máy sấy tự động ngắt cũng là do đường ống bị tắc nghẽn.
Nguyên nhân thứ 3 là do máy sấy bị mốc bên trong lồng sấy. (đây là nguyên nhân thường xuyên xảy ra)
Rất nhiều người dùng có thói quen sử dụng máy giặt, máy sấy xong thì đóng chặt cửa lại để tránh trẻ nhỏ nghịch ngợm hoặc côn trùng bò vào. Tuy nhiên, thói quen này đôi khi lại khiến máy gặp hiện tượng nấm mốc.
Trong trường hợp máy sấy quần áo bị hôi do đường ống nước thải thì bạn cần tháo ống ra vệ sinh. Khi lắp lại chú ý lắp ống thắng, không bị xoắn, máy cao hơn đường ống để nước không chảy ngược trở lại. Máy sấy thường chỉ thải ít nước nếu quần áo chưa được vắt kỹ vì vậy mùi hôi do đường ống thải là ít xảy ra.
Xử lý máy bị nấm mốc:
Lưu ý: